1. Toán tử số học

Phép toán Kí hiệu Ví dụ
Cộng + 5 + 2 = 7
Trừ 5 – 2 = 3
Nhân * 5 * 2 = 10
Chia / 5/2 = 2.5
Chia lấy nguyên // 5//3 = 1
Chia lấy dư % 5%3 = 2
Tăng 1 đơn vị ++ 5++=6
Giảm 1 đơn vị 5–=4

 Lưu ý: Sự khác biệt a++ (a–) và ++a (–a):

a++ (a–): có nghĩa là sau khi thực hiện các việc khác thì nó mới tăng (giảm) giá trị.

++a (–a): nó phải tăng (giảm) giá trị rồi mới thực hiện các việc khác.

Ví dụ:

Kết quả:

a++ = 5

++a = 7

Biểu thức số học:

  • một biến kiểu số;
  • hoặc một hằng số;
  • hoặc các biến kiểu số và các hằng số liên kết với nhau bởi các phép toán số học, các dấu ngoặc tròn     ( và ).

Ví dụ:

Toán học Java
b2– 4ac b*b – 4*a*c hoặc b**2-4*a*c
5:[x+2(y-z)] 5/(x+2*(y-z))

2. Hàm toán học

Các hàm toán học đều nằm trong lớp Math –> Để sử dụng chúng ta cần gọi lớp Math

Bạn không cần phải tạo đối tượng lớp Math vì các hàm trong lớp đó là static, để gọi hàm chỉ đơn giản viết tên lớp Math. và tên phương thức cần gọi.

Ví dụ:

Math.min(a,b): tìm giá trị nhỏ nhất của 2 số a và b

Math.sqrt(b): tính căn của số b

Lưu ý: Khi gõ “Math.” (có dấu chấm phía cuối), sẽ gợi ý cho bạn sẽ thấy rất nhiều hàm toán học có sẵn trong Java, bạn kéo xuống và chọn cái bạn cần.

3. Toán tử quan hệ

Toán học Java Ý nghĩa
> > Lớn hơn
< < Nhỏ hơn
= == Bằng
!= Khác
>= Lớn hơn hoặc bằng
<= Nhỏ hơn hoặc bằng

 Hai biểu thức liên kết với nhau bởi toán tử quan hệ tạo thành một biểu thức quan hệ.

Kết quả của biểu thức quan hệ là giá trị logic (true hoặc false).

Ví dụ: math.sqrt(x – 2) <= x + 1

4. Toán tử lôgic

Toán tử Ý nghĩa Ví dụ
&& Và: True khi cả hai đều True x && y
|| Hoặc: True nếu một trong hai là True x || y
! Phủ định: True khi False !x

Biểu thức logic là các biến lôgic hoặc hằng lôgic, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic

Giá trị biểu thức lôgic là true hoặc false.

Ví dụ:     !(9 <10)     à    false

5. Toán tử gán

Cú pháp: = ;

Ý nghĩa: Thực hiện việc gán giá trị của biểu thức cho tên biến.

Ví dụ: Khai báo và gán giá trị cho biến:

int a;

a=2020;

int b;

b=2021;

Hoặc    int a = 2020, b=2021;

Ngoài ra, các bạn cũng có thể gán nhiều biến cùng 1 giá trị.

Ví dụ:  int a, b, c;

a = b = c = 2021;

Toán tử Ví dụ Giải thích
+= a += 7 a = a+7
-= a -= 4 a =a-4
*= a *= 5 a = a*5
/= a /= 3 a = a/3
%= a %= 9 a = a%9

6. Toán tử điều kiện

Cú pháp: ? : ;

Biểu thức điều kiện: biểu thức giá trị logic (true hoặc false)

Ví dụ: a%2==0? “so chan” : “So le”;

7. Độ ưu tiên toán tử

Đây là bảng độ ưu tiên dựa vào các hạng toán tử được liệt kê phía trên (những trường hợp phức tạp khác đã lược bỏ) với ưu tiên từ trên xuống, từ trái sang phải:

B

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nêu sự khác biệt giữa x++ và ++x

2. Nêu ký hiệu và cách dùng các toán tử logic trong Java

3. Nêu cách dùng của 3 ký hiệu /, // và % trong Java. Tính kết quả của 15/4, 15//4 và 15%4

4. Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên và in ra màn hình số lớn nhất trong 3 số đó. Yêu cầu dùng toán tử điều kiện (không dùng câu lệnh IF).